Là một kim loại phổ biến nhất trên thế giới và là kim loại có nhu cầu và tính ứng dụng cao từ đời sống đến sản xuất, sắt thể hiện được tầm ảnh hưởng lớn của mình đến mọi mặt của cuộc sống. Vậy kim loại sắt là gì? Sắt dùng để làm gì? Sắt có vai trò và công dụng của sắt cụ thể như thế nào? Hãy cùng Thu mua phế liệu Trang Minh giải đáp những vấn đề về kim loại sắt qua bài viết chúng tôi cung cấp!
Sắt là gì?

Sắt là một kim loại phổ biến và được hầu hết tất cả mọi người biết đến. Sắt là một kim loại/ hợp chất có ký hiệu là Fe và có số nguyên tử là 26. Sắt là nguyên tố phổ biến nhất trên trái đất với khối lượng vô cùng lớn. Đây cũng chính là hợp chất cấu thành nên lớp vỏ bên ngoài và lõi bên trong của trái đất.
Kim loại sắt được tìm thấy rất nhiều trong không gian, dưới lòng đất với trữ lượng lớn. Nguyên tố Fe có độ phổ biến đứng thứ 4 trên bề mặt trái đất và có thể dễ dàng tìm thấy tại các mỏ quặng. Do đặc tính dễ bị oxy hóa hay gỉ sét khi tiếp xúc với oxy nên chúng ta ít gặp sắt ở dạng nguyên chất.
Xem thêm: Sắt non là gì? Những kiến thức cơ bản cần biết về sắt non
Nguồn gốc của sắt

Theo lịch sử ghi chép lại, sắt đã được sử dụng từ cách đây hơn 5000 năm. Theo ghi chép của các nhà nghiên cứu khảo cổ, các đồ vật được làm bằng sắt đã được tìm thấy từ khoảng 3500 năm trước công nguyên tại Ai Cập – nơi diễn ra nền văn minh sông Nin rực rỡ. Với những đồ vật sắt ở giai đoạn này, khi nghiên cứu về hóa học thấy rằng trong nguyên tố sắt ở thời kỳ này chứa 7,5% niken nên có thể nhận định sắt này có nguồn gốc từ thiên thạch.
Vào khoảng hơn 1500 năm trước công nguyên, sắt chính thức được biết đến với nhiều vai trò trong cuộc sống. Tại thời điểm này, sắt được nung chảy từ quặng, tạo ra một kim loại có thể ứng dụng vào nhiều mặt của đời sống. Với phát minh này, sắt trở thành một món hàng có giá trị về cả mặt kinh tế và chính trị khi sắt được sử dụng làm vũ khí chính cho các cuộc chiến tranh.
Từ thế kỷ thứ IIV là quá trình chuyển tiếp từ việc sử dụng các công cụ từ đồng thau sang công cụ bằng sắt. Tại trung Quốc, vào thời kỳ nhà Chu, sắt bắt đầu được sử dụng và các lò nung sắt mọc lên liên tục đáp ứng nhu cầu chế biến các vật phẩm làm từ sắt.
Đến năm 1772, cuốn sách về các loại sắt khác nhau đầu tiên ra đời. Cuốn sách chỉ ra, phân biệt được sự khác nhau giữa thép – gang – sắt rèn dựa theo lượng carbon có trong chúng. Đây đánh dấu một bước ngoặt trong Cuộc cách mạng công nghiệp, là tiền đề cho sự ra đời của việc ứng dụng sắt vào cách hoạt động chế tạo máy móc, xây dựng công trình và sản xuất công cụ.
Cho đến ngày nay, sắt là kim loại không thể thay thế được trong nhiều ngành công nghiệp như công nghiệp chế tạo máy, công nghiệp luyện kim, công nghiệp sản xuất,… và nhiều ngành nghề khác.
Đặc tính của sắt
Là một kim loại/ hợp chất nổi tiếng và phổ biến, sắt mang trong mình những đặc điểm vượt trội để chứng minh được vai trò của mình trong nhiều lĩnh vực của đời sống.
Đặc tính về mặt hóa học

Theo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, sắt có ký hiệu là Fe và có những đặc tính sau:
- Fe tác dụng với dung dịch nước muối loãng
- Fe tác dụng với phi kim
- Fe tác dụng với axit ( hòa tan trong axit loãng)
- Fe tác dụng với nước
Đặc tính về mặt vật lý
-
Sắt có từ tính
Sắt có từ tính và khả năng dẫn điện tốt, sắt non là chất quan trọng để tạo thành các thanh nam châm điện. Với đặc tính dẫn điện tốt và từ tính, việc tách các kim loại sắt ra khỏi các kim loại khác khá dễ dàng.

-
Sắt có độ mềm
Độ mềm là một trong những tính chất vật lý nổi bật của sắt. Tuy nhiên, khi kết hợp với một số kim loại khác, sắt sẽ trở nên bền và cứng hơn nên có thể ứng dụng cho nhiều ngành nghề.
-
Giá thành thấp
Giá cả của sắt khá là rẻ. Là một nguyên liệu phổ biến, ứng dụng đa lĩnh vực và có giá thành rẻ, sắt là lựa chọn hàng đầu cho nhiều công ty, doanh nghiệp sản xuất.
-
Khả năng chịu lực
Khả năng chịu lực của sắt không cao nên sắt khá dễ dàng uốn nắn. Dưới áp lực, tác động ngoại lực, sắt sẽ bị biến dạng bề ngoài. Chính vì tính dễ uốn, sắt được gia công dễ dàng.
Phân biệt kim loại sắt và thép

Cùng là hợp kim của sắt và carbon, hiện nay nhiều người thường nhầm lẫn sắt và thép là một và không phân biệt sự khác nhau của 2 kim loại này.
Tiêu chí phân biệt | Sắt | Thép |
Màu sắc |
|
|
Khối lượng riêng |
|
|
Nhiệt độ nóng chảy |
|
|
Tính bền |
|
|
Khả năng chống ăn mòn |
|
|
Giá thành |
|
|
Ứng dụng |
|
|
Vai trò và tầm quan trọng của sắt
Trong mọi mặt của đời sống từ lĩnh vực y tế cho đến sản xuất, sắt đều đóng vai trò như một nhân tố không thể thiếu. Sắt là một chất quan trọng trong cơ thể con người và đã được nhiều nghiên cứu y học chỉ ra. Trong cơ thể sống, sắt chiếm 0,004% trong tế bào và tham gia trực tiếp vào quá trình trao đổi chất, trao đổi oxy của cơ thể sống.
Có tầm ảnh hưởng quan trọng trong nghiên cứu y học, hiện nay nhiều loại thuốc và thực phẩm chức năng bổ sung sắt cho cơ thể ra đời để chưa những bệnh lý liên quan đến thiếu sắt và để bổ sung sắt cho cơ thể.
Trong lĩnh vực sản xuất, sắt là nguyên liệu trong sản xuất các trang thiết bị, đồ dùng sinh hoạt, nhu yếu phẩm không thể thiếu. Trong lĩnh vực xây dựng cũng vậy, sắt là nguyên vật liệu chính để làm thân cột, thân công trình,…. và giá của sắt ảnh hưởng rất lớn trong lĩnh vực xây dựng.
Ứng dụng của sắt
Như chúng tôi đã đề cập, sắt là kim loại chiếm trữ lượng lớn và là kim loại được sử dụng nhiều nhất chiếm tỉ lệ trên 95% các kim loại trên trái đất. Với những đặc tính bền, dẻo, dễ gia công chế biến, kim loại sắt được mọi ngành công nghiệp ưu tiên sử dụng. Nếu bạn chú ý thì sẽ nhận thấy sắt có mặt xung quanh cuộc sống chúng ta, từ những dụng cụ, đồ dùng cơ bản nhất cho đến các công trình kiến trúc vĩ đại.
Ứng dụng của sắt trong cuộc sống
Sắt được ứng dụng mạnh mẽ trong cuộc sống, những công dụng của sắt có thể kể đến như:
- Tạo nên các sản phẩm nội ngoại thất, sản phẩm đồ dùng trang trí như: tủ, tay vịn cầu thang, khung cửa, bàn ghế, bồn rửa, móc quần áo, giá đỡ,…
- Tạo nên các đồ dùng cá nhân như: cốc, dao, kéo,…
- Tạo nên các đồ gia dụng như: máy xay, máy ép,…
- Là chất tạo nên các loại thuốc bổ sung sắt cho cơ thể
Ứng dụng của sắt trong xây dựng
Nếu nói sắt có tính ứng dụng các trong các ngành nghề thì có thể nói, công dụng của sắt được chứng minh một cách tối đa trong ngành xây dựng khi mà hoạt động xây dựng không thể tiến hành nếu không có nguyên liệu sắt.
- Sắt làm khung cột, giàn giáo, khung lưới, giá đỡ,…
- Sử dụng hợp kim của sắt là thép để tiến hành xây dựng công trình công cộng, nhà ở, cầu đường
Ứng dụng của sắt trong hàng hải
Trong hàng hải, sắt là thành phần chính để chế tạo phương tiện tàu thuyền khi mà thân tàu, thân thuyền đều được làm từ sắt và hợp kim của sắt.

Ứng dụng của sắt trong cơ khí – luyện kim
Sắt được dùng để chế tạo máy móc, thiết bị, linh kiện điện tử, phụ kiện cơ khí,… và nhiều ứng dụng khác.
Trên đây chúng tôi đã tổng hợp toàn bộ thông tin về công dụng của sắt và đưa ra lời giải đáp cho câu hỏi “sắt dùng để làm gì?” gửi đến bạn đọc. Với những thông tin chi tiết này, hy vọng bạn đọc sẽ cập nhật thêm được những kiến thức bổ ích! ngoài ra, nếu khách hàng có nhu cầu thanh lý phế liệu sắt, đừng ngần ngại liên hệ với đơn vị chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ, bạn nhé!
Xem thêm: Sắt nguyên chất là gì? Những đặc điểm nổi bật của sắt nguyên chất