Thuật ngữ và định nghĩa
– Chất thải (waste): Vật chất được loại ra trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất hoặc trong các hoạt động khác. Chất thải có thể ở dạng rắn, lỏng khí hoặc có thể ở dạng khác. – Chất thải rắn (solid waste): Chất thải ở thể rắn hoặc sệt, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn nguy hại và chất thải rắn thông thường (không nguy hại). – Chất thải rắn thông thường [không nguy hại] (normal solid waste): là các loại chất thải rắn đô thị, chất thải rắn công nghiệp không chứa hoặc có chứa lượng rất nhỏ các chất hoặc hợp chất chưa đến mức có thể gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe con người.
Phân nhóm loại chất thải rắn
Dựa theo nguồn phát sinh, chất thải rắn không nguy hại được phân thành các nhóm loại như:TT | Nhóm loại chất thải rắn | Mô tả, tính chất |
1 | Chất thải rắn sinh hoạt, dịch vụ | |
1.1 | Chất thải từ hộ gia đình | |
|
Chất thải rắn, chứa các chất hữu cơ dễ phân hủy hoặc phân hủy nhanh đặc biệt khi thời tiết nóng ẩm, được thải bỏ từ các quá trình chế biến, buôn bán và tiêu dùng thực phẩm. | |
|
Chất thải rắn, không bị phân hủy thối rữa nhưng có thể gây ra bụi, như các phần còn lại của quá trình cháy (như tro xỉ, tro than,…), thải ra từ các hộ gia đình hoặc từ các bếp, lò đốt; các đồ gia dụng đã qua sử dụng, được làm từ các loại vật liệu khác nhau. | |
|
Các chất thải rắn sinh hoạt, dịch vụ và các chất thải rắn không nguy hại khác, không bị phân hủy thối rữa hoặc có thể ít bị phân hủy thối rữa, như giấy và các sản phẩm giấy đã qua sử dụng, đồ nhựa, chai lọ thủy tinh, kim loại, gốm sứ, đất cát, sỏi, bụi đất… được thu gom từ các khu vực công cộng (như bãi tắm, công viên, sân chơi) các điểm dịch vụ, công sở, trường học… hoặc đường phố. | |
2 | Chất thải rắn xây dựng Chất thải từ hoạt động xây dựng | Chất thải được thải ra do phá dỡ, cải tạo các hạng mục/ công trình xây dựng cũ hoặc từ quá trình xây dựng các hạng mục/ công trình mới (nhà, cầu cống, đường giao thông…) như vôi vữa, gạch ngói vỡ, bê tông, ống dẫn nước bằng sành sứ, tâ,s lợp, thạch cao…. Và các vật liệu khác |
3 | Chất thải rắn công nghiệp Chất thải từ các quá trình công nghệ sản xuất công nghiệp và chất thải rắn của các cơ sở xử lý chất thải | Chất thải rắn công nghiệp không nguy được thải ra từ các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp hoặc từ các công trình xử lý khí thải rắn thông thường |
—-> Tìm hiểu thêm các bài viết về thu mua phế liệu hữu ích sau
-
- Thu mua phế liệu bình dương giá cao
- Thu mua phế liệu đồng
- Thu mua phế liệu sắt
- Thu mua phế liệu inox
- Thu mua phế liệu nhôm
- Thu mua phế liệu công trình
- Thu mua phế liệu Long An
- thu mua phế liệu tây ninh
- thu mua phế liệu máy móc giá cao
- Mua phế liệu dây điện và đồng giá cao
- Thu mua phế liệu vũng tàu giá cao
- Thu mua phế liệu nhôm giá cao tp hcm [2021]
- Thu mua nhôm phế liệu HCM giá cao [2021]
- Thu mua phế liệu inox giá cao nhất năm
- Bảng Giá Phế Liệu Đồng Hôm Nay
Quy trình xử lý chất thải rắn
Quy trình xử lý chất thải rắn bắt buộc phải trải qua 4 buốc cơ bản dưới đây. Ngoài ra mỗi cơ sở lại có thêm quy trình riêng của mình nữa.- Bước 1: Phân loại chất thải rắn từ lúc mua.
- Bước 2: Tiến hành thu gom các loại.
- Bước 3: Vận chuyển chất thải rắn đến điểm tập trung tại công ty xử lý rác thải.
- Bước 4: Xử lý chất thải theo quy trình.
Các phương pháp xử lý chất thải rắn
Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp nhiệt (đốt)
Qúa trình Thiêu đốt là phương pháp phổ biến nhất hiện nay trên thế giới dùng để xử lý chất thải rắn nhanh chóng, đặc biệt là đối với các chất thải rắn độc hại từ công nghiệp, và chất thải nguy hại y tế nói riêng. Việc xử lý khói thải sinh ra từ trong quá trình thiêu đốt là một vấn đề lớn và cần đặc biệt quan tâm. hiện nay, phụ thuộc vào thành phần khí thải ra, người ta chọn các phương pháp để xử lý phù hợp có thể được áp dụng như là: phương pháp hoá lý (hấp phụ, hấp thụ, điện ly). phương pháp hoá học: (kết tủa, ôxy hoá, trung hoà…), phương pháp cơ học: (lọc, lắng)… Việc Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp nhiệt (đốt) là sử dụng nhiệt độ cao để chuyển hóa các loại rác thải, chất thải, phế liệu từ dạng rắn sang các dạng lỏng, khí. >>> Xem thêm: phế liệu inoxXử lý chất thải rắn bằng phương pháp sinh học
Quá trình ủ sinh học được áp dụng đối với các chất hữu cơ không độc hại. Qua quá trình lúc đầu là khử nước, sau đó là xử lý cho tới khi chúng thành xốp và ẩm. Độ ẩm và cả nhiệt độ của chúng được kiểm soát để giữ cho các vật liệu sẽ luôn ở trạng thái hiếu khí lớn trong suốt thời gian ủ. Quá trình này sẽ tự tạo ra nhiệt riêng nhờ quá trình thúc đẩy ôxy hoá sinh hoá các chất hữu cơ. Và sản phẩm cuối cùng của quá trình phân huỷ đó chính là CO2, nước (H20) và các hợp chất hữu cơ bền vững như là lignin, sợi, xenlulo…Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp tái chế chất thải rắn
Phương pháp tái chế chất thải rắn giúp thúc đầy công nghiệp phát triển, đảm bảo giảm thiểu sử dụng nguồn nguyên liệu khai thác tài nguyên quốc gia. Hoạt động tái chế này đã có từ lâu ở Việt Nam. Các loại chất thải hiện nay có thể tái chế như kim loại, đồ nhựa, bìa nilon và giấy được các hộ gia đình bán cho những người thu mua đồng nát, sau đó chuyển về các làng nghề. Công nghệ tái chế chất thải tại các làng nghề hầu hết là cũ và lạc hậu, cơ sở hạ tầng yếu kém, quy mô sản xuất nhỏ dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường khá nghiêm trọng ở một số nơi. Tại một số làng nghề tái chế phế liệu hiện nay đang gặp nhiều vấn đề môi trường, gây nhiều bức xúc như: xã Minh Khai (Hưng Yên), xã Chỉ Đạo (Hưng Yên), làng nghề sản xuất giấy tại xã Dương Ổ (Tỉnh Bắc Ninh) … Nhìn chung, hoạt động tái chế phế liệu ở Việt Nam đều không được quản lý một cách chặt chẽ, có hệ thống mà chủ yếu hiện nay đnag do các cơ sở tư nhân thực hiện không theo pháp luật và tồn tại một cách tự phát.